Skip to main content

Thuyết trình giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam

Thuyết trình giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam

I/Mở bài 
Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN  VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mìn, người Nhật có chiếc áo Ki-mô-nô, người Hàn quốc có chiếc Hăm-buooc, người Hoa có chiếc xườn xám…Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài 
1. Nguồn gốc, xuất xứ 

- Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ  +Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử  - Có tư liệu cho rằng iền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Theo cuốn “Kể chuyện 13 vua 9 chúa” (nhà xuất bản Đà Nẵng) người có công khai sáng định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy xườn xám của người Trung Hoa, lúc đó người phụ nữ đã biết thêu thùa thêm để làm đẹp cho áo dài..

- Hiện tại tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg kiểu áo có mẫu mã rất  thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được vị trí của nó trong văn hóa việt , và trở thành bộ lễ  phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt..

2. Hình dáng - Cấu tạo 

- Áo dài từ cổ xuống đến chân

- Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

- Khuy áo thường dùng là khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ,  trí, tín.

- Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên cổ xuống gần mắt cá chân,(hoặc có thể ngắn hơn tùy theo thời kì), dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống đến hết phần tà áo. Nếu đi trước gió người phụ nữ sẽ duyên dáng hơn trong những tà áo rập rờn như cánh bướm đủ màu sắc.

- Áo được may bằng nhiều loại vải và nhiều màu sắc khác nhau tùy theo sở thích của người dùng. Chất liệu khá phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát. Nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm là những mặt hàng được các bà các cô ưa thích. Nếu dùng vải có 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm sang trọng.

- Thân áo may sát vào thân người. Khi mặc, áo ôm sát vào, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

- Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.  *áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....

- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, khéo tay thực sự thì áo mặc mới đẹp được.

3. Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế 

- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu, nó được nâng lên hàng quốc phục. Các cô các bà mặc áo trong những ngày đại lễ, phụ nữ VN mặc áo dài để tiếp khách nước ngoài, đến công sở, các cô giáo mặc áo dài lên lớp sẽ trang trọng đứng đắn hơn và “có hồn” hơn.... Áo dài đã trở thành đồng phục học đường. Nhiều vị khách ngoại quốc đã say sưa ngây ngất khi ngắm các tà áo trắng rập rờn quyến rũ như những cánh bướm  trong giờ tan trường. Có lẽ vì thế phụ nữ nước ngoài cũng .rất thích áo dài. Trong các cuộc thi hoa hậu người may mắn được đội vương miện phải là người mặc chiếc áo dài “có hồn” và xinh đẹp nhất.


4. Tương lai của tà áo dài

Áo dài sẽ mài trường tồn cùng văn hóa Việt Nam. Cùng với chiếc nón lá, áo dài vinh dự trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt “dù ở đâu, Pa-ri, Luân-đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…”.

III. Kết bài  Cảm nghĩ về tà áo dài

Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.
Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt…
Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.

Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này.
“Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt.

Cùng ngắm tà áo dài Việt Nam trên khắp thế giới qua bộ sưu tập áo dài của Minh Đức: https://www.facebook.com/aodaiminhduc

Phụ lục:
Gửi các em  một đoạn trích trong bài viết có liên quan đến áo dài của nhà văn Lương Trọng Minh ( viết năm 1993 ).

Cha mẹ tôi là họa sĩ và thợ may, sinh ra tôi vào những năm giữa của thập niên 1930. Thời gian ấy, cha tôi là họa sĩ Cát Tường trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn nên mới đặt tên tôi là Lé Murs, có nghĩa là những bức tường - cát tường - một lối chơi chữ khá thông dụng thời ấy. Nhưng trong đời sống xã hội, các cô gái gọi tôi một cách giản dị là chiếc áo dài. Dư luận lúc ấy rất xôn xao. Các bà mệnh phụ phu nhân thì phản đối kịch liệt, bảo rằng ; Con nhà gia giáo không ai thèm mặc. Nhưng các cô nữ sinh trường tư thục Thăng Long hưởng ứng nồng nhiệt, vì tôi trở thành thời trang mới.  Sau một thời gian thử thách, khắp Bắc Trung Nam đều yêu mến, cưng chiều tôi lắm. Các nhà văn, nhà thơ tương tư tôi, làm văn, viết thơ ca ngợi tôi không tiếc lời .... vì thấy tôi có thân hình dịu dàng uyển chuyển, duyên dáng, tha thướt mỗi khi theo người đẹp dạo phố.  Theo thời trang, hình thù tôi cũng thay đổi nhiều. Lúc đầu thì tôi thùng thình thụng thịnh, lần lần " thắt đáy lưng ong' . Rồi tôi bị thu ngắn chiều dài, đến nỗi có bạn gọi tôi là " chiếc áo dài ngắn" hay áo " híppi choai choai".  Tôi buồn khi thấy mình mất đi vẻ thướt tha. Tai hại nhất là lúc tôi bị khóet cổ. Thời trang, ôi, thời trang đã khiến tôi có lúc " cổ cao phủ kín", có lúc lại " cổ ngắn lửng lờ".  Sao mà tội nghiệp cho thân tôi đến thế ? Mỗi " bà vú thợ may" lại đẻ ra một kiểu khiến " bà mẹ ruột" tôi có lúc sung sướng, có lúc hồi hộp, mỉm cười hay cau mày theo dõi.  Thế rồi qua các năm học, các cô giáo đem tôi lên bục giảng với nhiều màu sắc. Có khi thân hình tôi nổi lên nhiều bông hoa rực rỡ, nhiều mảnh như áo tứ thân cũng có khi như " áo vá" còn nguyên xi. Hân hạnh cho tôi, năm nay nhân ngày nhà giáo Việt Nam, tôi được sống trở lại cuộc đời mình .  .... Tôi đã được hồi sinh, nhất là từ khi các cô nữ sinh TP. HCM tươi trẻ , duyên dáng đưa tôi trở lại trường học ....
ÁO DÀI MINH ĐỨC
<3 Khách hàng của chúng tôi đến từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như từ khắp các khu vực trên thế giới như Anh, Angola, Ấn Độ, Australia, Ba Lan, Bangladesh, Campuchia, Canada, Dubai, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Kenya, Italia, Malaysia, Nigeria, Nhật Bản, Séc, đảo Sip, Thái Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc… 
♥ CHÚ Ý: CỬA HÀNG NHẬN GIAO HÀNG TOÀN QUỐC VÀ RA NƯỚC NGOÀI, Khách hàng ở xa chỉ cần gửi thông tin số đo 3 vòng, chiều cao, cân nặng và chiều cao của giày khi mặc áo dài
♥ Facebook cửa hàng hiện đã vượt ngưỡng 5000 bạn bè, quý khách vui lòng xem thông tin cửa hàng tại Fanpage: www.facebook.com/aodaiminhduc

Tư vấn và đặt hàng:
Áo dài Minh Đức - Chuyên Thiết Kế - May Đo - Bán vải áo dài - Bán Sẵn và Cho Thuê Áo Dài Cao Cấp!
41 - Đặng Tiến Đông - Q.Đống Đa - Hà Nội
☎️0919834719 - 0912395531 - 024.62762064
 Mở cửa: 9-12h, 14h-18h hàng ngày
198E - Bạch Mai - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội
☎️0919834719 - 0947433225 - 024.66715556
 Mở cửa: 9-12h, 14h-18h hàng ngày (trừ ngày thứ 2)
Áo dài Minh Đức - Vietnam Tradition Costume: www.facebook.com/aodaiminhduc
#Áodàiănhỏi #Áodàicưới #ÁodàiHằngThuận #Áodàicặpđôi #Aodairen#Aodaiketda #Aodaiphale #aodaiminhduc #aodaicaocap #aodaichome#luxuryweddingdress #Bridal #Aodai #Áodài #Vaycuoi #Vaycuoicaocap#Vaycuoithietke #Vaycuoidep

Comments

Popular posts from this blog

Áo dài dự tiệc đẹp

Áo dài dự tiệc đẹp Áo dài dự tiệc đẹp Dự tiệc với một bộ trang phục đẹp là điều ai cũng mong muốn. Một trong số những mẫu thời trang đẹp chính là áo dài. Cùng tham khảo một số mẫu Áo dài dự tiệc đẹp hiện nay nhé! Dự tiệc với một bộ trang phục đẹp là điều ai cũng mong muốn. Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, nhiều mẫu dáng trang phục khác nhau để các có thể tham dự các buổi tiệc hay dạ hội. Một trong số những mẫu thời trang đẹp, được ưa chuộng, và đặc biệt là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chính là áo dài. Cùng tham khảo một số mẫu Áo dài dự tiệc đẹp hiện nay nhé! Nhắc đến Áo dài dự tiệc đẹp, chúng ta không thể không nói đến những mẫu áo dài được làm bằng vải sequin, kết cườm đá cùng với những hạt kim tuyến đa sắc màu lấp lánh. Đây là mẫu áo dài dành cho các buổi tiệc đêm hiện đại và dành cho những quý cô thích sự rực rỡ, cầu kì.

Mách bạn cách tạo dáng chụp ảnh áo dài đắm say lòng người

Mách bạn cách tạo dáng chụp ảnh áo dài đắm say lòng người Áo dài là trang phục truyền thống mang những giá trị văn hóa Việt, tôn vinh vẻ đẹp của những người con gái Việt. Tuy nhiên làm sao để có được những bức hình chụp ảnh mặc áo dài đẹp? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các cách tạo dáng chụp ảnh áo dài. Tà áo dài truyền thống ngày nay được rất nhiều bạn nữ khoác lên mình vào mỗi dịp đặc biệt. Đối với các bạn nữ sinh, buổi chụp hình kỷ yếu không thể thiếu trang phục là tà áo dài để có được những bức hình đẹp nhất, lưu giữ lại những khoảnh khắc bên nhau trước khi ra trường. Chẳng phải ngẫu nhiên mà áo dài lại được nhiều người yêu thích đến vậy, thiết kế của loại trang phục đặc biệt này tôn vinh vẻ đẹp gợi cảm, sự mềm mại, duyên dáng của người con gái. Tuy nhiên không phải bạn nữ nào cũng có kinh nghiệm trong việc tạo dáng với áo dài khi chụp ảnh. Làm sao để uyển chuyển, mềm mại nhất với tà áo dài khi lên hình cho ưng ý? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một vài cách tạo dáng chụp ảnh á

Bán vải ÁO DÀI đẹp

Update: BỘ SƯU TẬP ÁO DÀI RẺ ĐẸP CHẤT,  Liên tục update mẫu mới THỜI TRANG CƯỚI Áo dài Nam  giá rẻ Dịch vụ  Áo dài cho mẹ  uy tín Báo giá  Áo dài cô dâu  24h/24h Áo dài cặp đôi  tại Hà Nội Nhân công  Đính cườm thêu tay Áo dài  24h/24h Dịch vụ  thiết kế áo dài độc quyền  lớn nhỏ Khóa học  may thuê thiết kế áo dài  chuyên nhiệp Các loại  thời trang áo dài cho người mập Thiết kế  Áo dài đám cưới bê tráp  - Đẹp - Lấy ngay Báo giá  Áo dài cho cả gia đình giá rẻ NỔI BẬT Chọn áo dài ren cho cô dâu mập Đa số các cô dâu béo sẽ có gương mặt hơi mũm mĩm, vì thế, không nên đội mấn, sẽ làm gương mặt tròn thêm. Kiểu áo dài ren hợp với cô dâu b... Dịch vụ thuê áo dài cưới đẹp giá cả hợp lý Áo dài bình thường giá thuê từ 200.000 đồng trở lên, áo dài cầu kỳ đính đá giá hơn 1 triệu đồng. Nếu như nhiều người cầu kỳ, đầu tư thời g... May áo dài tại các thương hiệu nổi tiếng Nếu không quá cầu kỳ, cô dâu có thể mua áo dài may sẵn tạ