Skip to main content

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Áo dài Việt Nam – những chặng đường lịch sử.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC). Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Kế đó, thời nhà Lý cũng cho ra đời những bộ quốc phục khác nhau.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Trang phục của phụ nữ thời nhà Trần sử dụng tông màu tối, trong khi đó thời nhà Lê lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa Trung hoa với họa tiết gốm xanh trắng.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Trong khi phụ nữ thời nhà Mạc diện quần áo rộng rãi, thướt tha với màu sắc tươi sáng, thời Hậu Lê lại chuộng những trang phục màu đất, áo gọn gàng, váy dài chấm chân.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Trong thời Hậu Lê, các đời vua khác nhau đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau về trang phục. Từ năm 1645 đến những năm 1757, sự phóng khoáng, thoải mái được phụ nữ thời kỳ này ưa chuộng hơn cả.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.
Trong sách “Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine”, xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: “Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”
Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Trang phục của thời Tây Sơn khá cầu kỳ với các chi tiết thêu, may đắp tỉ mỉ. Trong khi đó, những năm đầu thế kỷ 19, phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là dung tục.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Những bộ áo dài đầu tiên ra đời vào cuối thế kỷ 19. Phụ nữ An Nam lúc đó diện trang phục còn chịu nhiều ảnh hưởng của sườn xám Trung Hoa. Áo dài bắt đầu biến đổi về kiểu dáng vào những năm 30-40 để phù hợp hơn với phụ nữ Việt. Những năm 50 là một cuộc cách tân áo dài với các thiết kế ôm sát, tôn tối đa đường cong cơ thể.
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 – 3cm.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Những năm 1958, áo dài được xem là trang phục của các "madame" (quý bà). Tuy nhiên, đến những năm 70, một làn sóng phản đối bộ quốc phục này rộ lên với nhiều ý kiến cho rằng nó là biểu hiện của sự "suy đồi". Quan niệm này không tồn tại được bao lâu.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Áo vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm1943.
Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống. Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Áo dài ngày nay đã trở thành bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Việt với nhiều chất liệu, biến tấu khác nhau trên nền kiểu dáng cổ điển. Áo dài được xem là trang phục không thể thiếu trong những dịp lễ hội, đại sự.



  • Trái
  • Giữa
  • Phải
Xóa
nhấp để thêm chú thích

Xem thêm tại: www.facebook.com/aodaiminhduc

Tư vấn và đặt hàng:
Áo dài Minh Đức - Chuyên Thiết Kế - May Đo - Bán vải áo dài - Bán Sẵn và Cho Thuê Áo Dài Cao Cấp!
41 - Đặng Tiến Đông - Q.Đống Đa - Hà Nội
☎️0919834719 - 0912395531 - 024.62762064
 Mở cửa: 9-12h, 14h-18h hàng ngày
198E - Bạch Mai - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội
☎️0919834719 - 0947433225 - 024.66715556
 Mở cửa: 9-12h, 14h-18h hàng ngày (trừ ngày thứ 2)
Áo dài Minh Đức - Vietnam Tradition Costume: www.facebook.com/aodaiminhduc
#Áodàiănhỏi #Áodàicưới #ÁodàiHằngThuận #Áodàicặpđôi #Aodairen#Aodaiketda #Aodaiphale #aodaiminhduc #aodaicaocap #aodaichome#luxuryweddingdress #Bridal #Aodai #Áodài #Vaycuoi #Vaycuoicaocap#Vaycuoithietke #Vaycuoidep

Comments

Popular posts from this blog

Mách bạn cách tạo dáng chụp ảnh áo dài đắm say lòng người

Mách bạn cách tạo dáng chụp ảnh áo dài đắm say lòng người Áo dài là trang phục truyền thống mang những giá trị văn hóa Việt, tôn vinh vẻ đẹp của những người con gái Việt. Tuy nhiên làm sao để có được những bức hình chụp ảnh mặc áo dài đẹp? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các cách tạo dáng chụp ảnh áo dài. Tà áo dài truyền thống ngày nay được rất nhiều bạn nữ khoác lên mình vào mỗi dịp đặc biệt. Đối với các bạn nữ sinh, buổi chụp hình kỷ yếu không thể thiếu trang phục là tà áo dài để có được những bức hình đẹp nhất, lưu giữ lại những khoảnh khắc bên nhau trước khi ra trường. Chẳng phải ngẫu nhiên mà áo dài lại được nhiều người yêu thích đến vậy, thiết kế của loại trang phục đặc biệt này tôn vinh vẻ đẹp gợi cảm, sự mềm mại, duyên dáng của người con gái. Tuy nhiên không phải bạn nữ nào cũng có kinh nghiệm trong việc tạo dáng với áo dài khi chụp ảnh. Làm sao để uyển chuyển, mềm mại nhất với tà áo dài khi lên hình cho ưng ý? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một vài cách tạo dáng chụp ảnh á

Áo dài dự tiệc đẹp

Áo dài dự tiệc đẹp Áo dài dự tiệc đẹp Dự tiệc với một bộ trang phục đẹp là điều ai cũng mong muốn. Một trong số những mẫu thời trang đẹp chính là áo dài. Cùng tham khảo một số mẫu Áo dài dự tiệc đẹp hiện nay nhé! Dự tiệc với một bộ trang phục đẹp là điều ai cũng mong muốn. Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, nhiều mẫu dáng trang phục khác nhau để các có thể tham dự các buổi tiệc hay dạ hội. Một trong số những mẫu thời trang đẹp, được ưa chuộng, và đặc biệt là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chính là áo dài. Cùng tham khảo một số mẫu Áo dài dự tiệc đẹp hiện nay nhé! Nhắc đến Áo dài dự tiệc đẹp, chúng ta không thể không nói đến những mẫu áo dài được làm bằng vải sequin, kết cườm đá cùng với những hạt kim tuyến đa sắc màu lấp lánh. Đây là mẫu áo dài dành cho các buổi tiệc đêm hiện đại và dành cho những quý cô thích sự rực rỡ, cầu kì.

Bán vải ÁO DÀI đẹp

Update: BỘ SƯU TẬP ÁO DÀI RẺ ĐẸP CHẤT,  Liên tục update mẫu mới THỜI TRANG CƯỚI Áo dài Nam  giá rẻ Dịch vụ  Áo dài cho mẹ  uy tín Báo giá  Áo dài cô dâu  24h/24h Áo dài cặp đôi  tại Hà Nội Nhân công  Đính cườm thêu tay Áo dài  24h/24h Dịch vụ  thiết kế áo dài độc quyền  lớn nhỏ Khóa học  may thuê thiết kế áo dài  chuyên nhiệp Các loại  thời trang áo dài cho người mập Thiết kế  Áo dài đám cưới bê tráp  - Đẹp - Lấy ngay Báo giá  Áo dài cho cả gia đình giá rẻ NỔI BẬT Chọn áo dài ren cho cô dâu mập Đa số các cô dâu béo sẽ có gương mặt hơi mũm mĩm, vì thế, không nên đội mấn, sẽ làm gương mặt tròn thêm. Kiểu áo dài ren hợp với cô dâu b... Dịch vụ thuê áo dài cưới đẹp giá cả hợp lý Áo dài bình thường giá thuê từ 200.000 đồng trở lên, áo dài cầu kỳ đính đá giá hơn 1 triệu đồng. Nếu như nhiều người cầu kỳ, đầu tư thời g... May áo dài tại các thương hiệu nổi tiếng Nếu không quá cầu kỳ, cô dâu có thể mua áo dài may sẵn tạ